Căn hộ mới của sao phim Cô nàng đào mỏ vừa mua nhà trị giá hơn 3 tỷ won.
Ít năm trước, Han Ye Seul đã tậu căn hộ trong toà nhà cao cấp Galleria Foret thuộc khu Seongsu-dong. Nữ diễn viên đang sống trong căn hộ rộng khoảng 297 m2, trị giá khoảng 4,6 tỷ won. Hồi năm 2011, nữ diễn viên sinh năm 1981 cũng từng sắm biệt thự rộng 2.680 m2 tại Koreatown ở Los Angeles, Mỹ.
Căn hội Galleria Foret là chỗ giới nhà giàu lui tới. Trước sao phim Tiên tri tình yêu, nhiều ngôi sao nổi tiếng như G-Dragon và Kim Soo Hyun, ông trùm SM Entertainment Lee So Man... cũng tọa lạc nơi đây.
Năm 2015, Kim Soo Hyun từng công bố thông tin tậu một căn trong tòa nhà này với giá 4 tỷ won. Trong đó, anh phải vay 1,5 tỷ won để chi trả.
![]() ![]() |
Han Ye Seul được xem là đại gia của giới ngôi sao Hàn Quốc vì sở hữu những căn hộ triệu USD. |
Thông tin loạt hàng xóm của He Seul toàn là những "tay chơi máu mặt" được đài MBN và trang Koreaboo xác nhận. Căn hộ cao cấp được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng thế giới Jean Nouvel. Nội thất bên trong tòa nhà cũng thuộc đẳng cấp 5 sao, tầng hầm toàn siêu xe cũng nói lên độ hoành tráng của những chủ nhân sở hữu chúng.
Theo Zing News
Hiện tại, Giáng My đang sở hữu một cuộc sống vương giả, giàu có khiến nhiều người ngưỡng mộ.
" alt=""/>Mỹ nhân được ví là đại gia showbiz khi tậu nhà triệu USDMã Văn Thanh, Giám đốc chi nhánh - người đầu tiên của Viettel đặt chân đến địa phận này cho biết những tháng ngày “nếm mật nằm gai" nơi đây: Thanh cùng với anh em Viettel sang Peru từ ngày 29/8/2011 để thực hiện việc triển khai 8 chi nhánh ở các tỉnh. Với vai trò trưởng nhóm, đưa anh em đi thuê trụ sở chi nhánh. Khi đến Loreto, Thanh nhờ tài xế taxi, tìm cho khách sạn rẻ chỉ khoảng 60 Sole một đêm (đúng định mức của Viettel tại Peru), nhưng lái xe taxi bảo ở đây không có giá đó. Lòng vòng một hồi cũng tìm được khách sạn rẻ với giá 100 Sole một đêm. Khá may mắn là ông chủ khách sạn biết tiếng Anh (hầu hết người dân Peru không nói tiếng Anh mà nói tiếng Tây Ban Nha), nên Thanh cứ bám vào ông chủ khách sạn này để triển khai các công việc. Nhờ sự trợ giúp của chủ khách sạn, Thanh tìm được căn nhà 2 tầng, có gara, nằm ở mặt phố để vừa làm cửa hàng, vừa làm văn phòng và để ở luôn. Mọi thủ tục thuê mướn đều nhờ ông chủ khách sạn này. Oái oăm là chủ nhà này đang nợ ngân hàng 800.000 Sole nên lại phải làm thủ tục ứng trước tiền trả ngân hàng và trừ dần vào tiền thuê nhà.
“Đêm ở Iquitos rất lạnh, căn nhà thuê không có đồ đạc giường chiếu gì nên em phải xin cái đệm vứt đi của chủ nhà, rồi mượn cái chăn đắp cho khỏi rét. Có chỗ tá túc rồi em lại nhờ ông chủ khách sạn đưa đi mua bếp ga và mấy cái nồi. Có bếp, có nồi để nấu ăn coi như mình sống rồi anh ạ”, Mã Văn Thanh kể lại. Sau khi ổn định chỗ ở, Thanh lại nhờ ông chủ khách sạn đăng báo tuyển người, ban đầu chỉ tuyển nhân viên kỹ thuật để xây lắp mạng lưới. Sau khi tuyển được mấy nhân viên bản địa thì cứ bám vào họ để đi thuê địa điểm lắp đặt trạm.
Chuyện triển khai lắp đặt các trạm ở đây cũng lắm chuyện lạ lùng. Thanh kể, để triển khai lắp đặt trạm Viba và trạm thu phát sóng ở vùng Amazon, Viettel đã cử người đi trước để khảo sát vị trí và vẽ sơ đồ. Thế nhưng ở vùng này không có số nhà, không tên có đường, sau đó anh em quay lại thuê vị trí thì lại đúng khu vực bảo tồn của Amazon. Vậy là lại phải kiếm địa điểm khác, trong khi để tìm ra một ngôi làng để xây trạm đâu phải dễ, mỗi ngôi làng cách nhau 10-20 km. Khi đến đặt vấn đề thuê địa điểm đặt trạm, dân làng ở đấy hỏi xem mình có mang lợi gì cho họ không. Thậm chí có nơi người ta không cho xây, dù chính quyền đã đồng ý. “Lúc đó, bọn em phải họp với dân để thương thuyết”, Thanh kể.
Sau bao cố gắng, Thanh cùng anh em đã xây dựng được chi nhánh tại Loreto với 12 trạm BTS trải dài 700 km trên sông Amazon. Mỗi trạm tiêu tốn khoảng 200 tấn vật liệu xây dựng, bao gồm cả đá, xi măng, cát sỏi. Để có vật liệu xây dựng các trạm thu phát sóng phải mua đá ở tỉnh bên cạnh, và vận chuyển đến trạm xa nhất lên đến 700 km. Khi chở nhiều vật liệu thì thuê tầu to, nhưng đến chỗ xây trạm thì phải thuê tầu nhỏ chờ vào. Lên bờ vận chuyển thì ở đấy hầu như không có ô tô nên phải phải thuê vác bộ 1-2 km là chuyện bình thường.
“Khi xây trạm lại không có người biết về xây dựng, em điện về Lima hỏi trên công ty, anh Hoàng Quốc Quyền (Giám đốc Viettel Peru) nói tự xây đi sẽ có công ty công trình xuống hỗ trợ. Nhiệm vụ đặt ra rồi, bọn em chẳng biết làm thế nào vì chưa bao giờ làm việc đó nên đành phải học cách đọc bản vẽ, rồi thuê người đi xây dựng trạm và mình phải giám sát, căn chỉnh cho đúng với bản vẽ thiết kế. Em cũng cùng với thợ xây người bản địa đội nắng, đội mưa khuân vác vật liệu để xây trạm... Lúc ban đầu cũng lo lắng lắm, nhưng bây giờ trạm đã xây xong, giá thành xây dựng lại giảm, thậm chí có trạm giảm tới 60% giá dự kiến ban đầu, ” Mã Văn Thanh nói.
Tiến vào Amazon huyền bí
" alt=""/>Những người Việt vượt Amazon đi phủ sóng di độngThị trường xe nói chung đang ngấm đòn vì dịch Covid-19 kéo dài. Dù vậy, nửa đầu tháng 8, vẫn có khá nhiều siêu xe sang hàng chục tỷ đồng được các đơn vị nhập khẩu tư nhân đưa về nước.
" alt=""/>Những mẫu xe concept độc đáo nhất cho tương lai